Kinh nghiệm du học Nhật Bản

TẤT TẦN TẬT VỀ VISA ĐẶC ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN

Dân số đang ngày càng già hóa tại Nhật Bản dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động một cách đáng báo động. Nhận thức được vấn đề, thủ tướng Abe đã chính thức thông báo: Nhật Bản sẽ cho phép khoảng 500.000 lao động nước ngoài mới vào Nhật Bản đến năm 2025. Và nhằm thu hút những lực lượng lao động, Nhật Bản đã đưa ra chính sách áp dụng loại visa mới với tên gọi Visa đặc định. 

Dưới đây JnS sẽ chia sẻ đến các bạn các thông tin chi tiết và chính xác nhất về loại hình visa mới đang gây bão trong cộng đồng người lao động đang làm việc cũng như có ý định sang Nhật Bản. 

1. Visa đặc định là gì ? 

Vào ngày 01/07/2019,  Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam Đào Ngọc Dung đã cùng trao Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để triển khai chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”. Đây là bản thỏa thuận đầu tiên giữa Việt Nam - Nhật Bản về việc đưa người lao động đến Nhật Bản theo loại hình Visa mới - Visa kỹ năng đặc định. Loại hình visa này dựa trên sự mở rộng phạm vi áp dụng dành cho các đối tượng có kỹ năng đặc biệt sang Nhật làm việc vốn trước đây chỉ áp dụng cho: diễn viên, ca sĩ, huấn luyện viên, đầu bếp… .

Việt Nam là quốc gia thứ 8 được kí kết tổ chức thực hiện loại hình visa đặc định. Loại hình visa kỹ năng đặc định đã mở ra cơ hội người lao động nước ngoài sang Nhật làm việc. Đồng thời, tạo điều kiện cho thực tập sinh tiếp tục làm việc tại Nhật Bản với mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn.


2. Có mấy loại visa đặc định ?

Hiện visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại là #visa #kỹ_năng_đặc_định là visa đặc định loại 1 và visa đặc định loại 2:

A - Visa kỹ năng đặc định loại 1: Điểm nổi bật của visa kỹ năng đặc định loại 1 đó chính là người lao động được làm việc tại Nhật 05 năm (đối với loại hình thực tập sinh chỉ được làm việc 03 năm). Người lao động có quyền được chuyển đổi công ty nếu thanh lý hợp đồng và có lý do chính đáng.

- 14 ngành nghề được xét visa tư cách đặc định loại 1

1) Xây dựng

2) Công nghiệp chế tạo tàu biển

3) Sửa chữa ô tô

4) Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay

5) Nghiệp vụ khách sạn

6) Chăm sóc người già

7) Vệ sinh tòa nhà

8) Nông nghiệp

9) Ngư Nghiệp

10) Chế biến thực phẩm

11) Dịch vụ ăn uống, nhà hàng

12) Gia công nguyên liệu

13) Gia công cơ khí

14) Cơ điện, điện tử


B- Visa kỹ năng đặc định loại 2: Visa kỹ năng đặc định loại 2 cho phép người lao động được ở lại làm việc không hạn chế thời gian và có cơ hội xin visa vĩnh trú.

- Các ngành nghề được xem xét tư cách Visa đặc định loại 2

1) Xây dựng

2) Đóng tàu

3) Bảo dưỡng ô tô

4) Hàng không

5) Khách sạn


3. Đối tượng và điều kiện thi visa đặc định: 

1. Những lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH Việt Nam cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc tại Nhật Bản.

2. Những công dân Việt Nam đang cư trú ở Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp, bao gồm các đối tượng sau:

+ Những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi, gồm Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 2 hoặc số 3. 

+ Du học sinh: Nếu du học sinh ở Nhật Bản hoàn thành chương trình học tại trường tiếng Nhật và thi đỗ  kỳ thi kỹ năng nghề thì có thể chuyển đổi Visa du học sang Visa kỹ năng đặc định. Tuy nhiên, phía Nhật Bản sẽ kiểm tra chặt chẽ cơ sở đào tạo nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chương trình du học để sang Nhật làm việc. 

Đối với những du học sinh bỏ học hoặc bị đuổi học sẽ không đủ điều kiện xin xét chuyển đổi sang Visa kỹ năng đặc định.

+ Ngoài ra, thực tập sinh về nước trước hạn (không phải lỗi của người lao động) thì vẫn đủ điều kiện xin Visa kỹ năng đặc định. Khi đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Hoàn thành từ 80% thời gian chương trình thực tập kỹ năng Nhật Bản 3 năm.
  • Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh vào Nhật do vi phạm pháp luật Nhật Bản trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật.

Lưu ý: 

Thực tập sinh về nước sẽ chuyển được sang loại visa này mà KHÔNG PHẢI THI BẤT CỨ KỲ THI TIẾNG HAY KỸ NĂNG NÀO. Sau khi kết thúc loại 1 thì các bạn có thể chuyển sang loại 2. 


4. Quy định chuyển đổi visa thực tập sinh sang visa kỹ năng đặc định Nhật Bản:

visa đặc định